Quan San Nguyệt
Minh nguyệt xuất thiên san
Thương Mang vân hải giang
Thuỳ phong kỷ vạn lý
Suy độ Ngọc Môn quan
Hán hạ bạch đăng đạo
Hồ khuy Thanh Hải loanDo lai chinh chiến địa
Bất kiến hữu nhân hoàn
Thú khách vọng biên sắc
Tư quy đa khổ nhan
Cao lâu ưng tử dạ
Thán tức vị ưng nhàn.
Lâm An Đề
Sơn ngoại thanh sơn lâu ngoại lâu
Tây hồ ca vũ kỷ thì vưu
Noãn phong huân đắc du nhân tuý
Trực bả Hàng Châu tác Biện Châu
Nội dung bài thơ miêu tả bối cảnh thời Nam Tống, khi mà miền bắc Trung Quốc đã hoàn toàn bị thôn tính bởi người Liêu. Nhưng triều đình hủ bại, vua tôi quan lại chỉ lo vui chơi ca hát, giới nho sĩ trong nước có lòng báo quốc nhưng lực bất tòng tâm, người ta hay nói học trò khởi nghĩa, mười năm chưa thành là vậy, giới nho sĩ mặc dù tài hoa hơn người, có hùng tâm tráng chí, nhưng họ sinh ra đã đọc sách thánh hiền, bị tam cương ngũ thường trói buộc, làm sao mà họ dám lật đổ hoàng đế vì làm vậy khác nào đạp đổ đức tin của chính mình. Từ cổ chí kim, kẻ có gan chống trời đạp đất thực ra chỉ có hai loại, thứ nhất là con nhà võ tướng danh gia, nhưng người sinh ra đã có bá khí ngút trời, thứ hai là loại đầu trộm đuôi cướp, đầu đường xó chợ, vì chúng chả có gì để mất cả, chúng chỉ nghĩ là đánh một canh bạc lớn mà thôi, thắng thì chúng làm vua mà thua thì lại làm giặc như trước, minh chứng cho điều này là Hạng Vũ và Lưu Bang. Những kẻ nho sĩ gặp vận nước nguy nan thường chỉ biết ngửa mặt lên trời than trách hoặc làm thơ mắng những kẻ họ cho là không xứng đáng cầm quyền, đó là lí do mà bài thơ trên ra đời, đại ý là ngoài núi lại núi ngoài lầu lại lầu, tây hồ trăng thanh gió mát đến nỗi làm say lòng khách , say đến nỗi quên mất giành lại kinh đô của mình mà còn tưởng Hàng Châu tươi đẹp này mới là kinh thành.