Posted in DevOps

Kubernetes IDE

Kubernetes là 1 công cụ để quản lý container. Và hiện tại nó đang hot. Ai đi làm cũng hỏi về kubernetes.

Bài giảng về kubernetes mình đã nói trong nhiều video rồi, các bạn muốn hiểu thêm về kubernetes có thể xem trênh kênh youtube của mình nha: Link bên dưới

Trong bài hôm nay mình sẽ liệt kê một số công cụ để hiển thị kubernetes dành cho bạn nào làm devops hoặc monitoring cần quan sát và làm việc với nhiều K8s cluster cùng lúc, hoặc cần thao tác, check logs mà không cần phải gõ quá nhiều lệnh.

Như mấy bạn nào học và làm việc với Cloud infrastructure nói chung và K8s nói riêng, thì mình đồng ý với các bạn là nó khá là trừu tượng. Khi mà chúng ta nói về pod, services, HA, load balancing. Tất nhiên khi hiểu rồi thì không khó để mường tượng ra pod là gì và hoạt động ra sao. Nhưng bảo mình ngồi tưởng tượng ra nguyên cái cloud infrastructure của công ty mình hiện giờ thì mình cũng không dám bảo game là dễ:)

Đó là lý do UI ra đời, tất nhiên game này không dành cho các bạn thích thể hiện, kiểu: trời lớn rồi ai xài UI, tui gõ vài dòng kubectl là ra hết rồi còn show bao nhiêu thứ hay ho. Như là kubectl get pods nè…..

Mình đồng ý nhưng mà vì yếu tố công việc với tay mình hay mỏi nên mình xài UI cho lẹ nha..

Thôi không dài dòng vào vấn đề chính.

Top UI dành cho Kubernetes:

1/ Lens

Theo mình con này là tốt nhất hiện tại. trong môi trường tool cho K8s cũng ít, tool này mình được 1 anh bạn giới thiệu cho, từ đó đến giờ xài không than phiền 1 ngày nào.

Nói chung con này ngon từ đầu đến cuối, bạn có thể hiện thị hết K8s cluster của 1 bạn 1 cách hế sức rõ ràng như sau:

Kontena, Inc. on Twitter: "The Ultimate Dashboard for #Kubernetes - Kontena  Lens provides all necessary tools and technology to take control of your  Kubernetes clusters. https://t.co/0DIOvnmJBO… https://t.co/xTinrzWNeU"

Rồi, phân tích 1 xíu nha. Thanh ngoài cùng bên trái show cho các bạn các cluster đang hiển thị. Thường 1 dự án có 3 cluster nha, 1 dev, stag and production.

Ở giữa chính là các pod của chúng ta, nó còn cung cấp thêm thông tin có bao nhiêu container mỗi pod, pod restart ngày mấy lần(pod hay bị restart phải coi lại nha).

Cái bản to đùng đầy phân tích kỹ thuật bên phải á, chính là thông tin chi tiết của mỗi pod khi bạn click vào.

Nói kĩ về cái bảng này chút:

Ở trên là memories resource của pod. Mấy cái cột xanh lá cây là memories yêu cầu của pod đó. Còn màu xanh dương chính là memory đang sử dụng nha.

Ở phí dưới thì dễ rồi, nó ghi bên cạnh đó, bạn có thể thấy namespace pod đó thuộc về, ngày tạo ra, pod thuộc về node nào , pod ip là gì. Ngay cả pod của bạn có 1 số secrect value như Database username hoặc password thì cũng có thể đọc ở đây nha.

Khi bạn click vào pod để nó hiện ra thông tin ở cái bảng bên phải đó. Thì phần trên cùng có một tap để bạn có thể ssh vào pod đó, hình biểu tượng của bash đó, bên cạnh là đọc log. Chỉnh sửa file yaml của pod. Thậm chí xóa pod. Tất nhiên nếu đã set auto scalte thì bạn xóa pod nó cũng tự build lại từ file yaml thôi.

Ok bài viết tới đây kết thúc, lần sau mình sẽ nói về K9s. Xin chào và hẹn gặp lại!

Link Kubernetes vỡ lòng như đã nói ở phần đầu bài: 🐱☸ Căn bản về khái niệm quản lý chuỗi container (Kubernetes) 🐱☸ – YouTube

Author:

My name is Truong Thanh, graduated Master of Information Technology and Artificial Intelligent in Frankfurt University,Germany. I create this Blog to share my experience about life, study, travel...with friend who have the same hobbies.

Leave a comment